Tính chất và ưu điểm vượt trội của nhựa composite

Đăng ngày: 10/10/2015 10:12
Tính chất và ưu điểm vượt trội của nhựa composite
Cấu trúc cốt phổ biến của composite cacbon-cacbon
Vật liệu composite có nhiều ưu điểm vượt bậc so với kim loại, các hợp kim, vật liệu vô cơ-ceramic và vật liệu polyme được ứng dụng chủ yếu trong bọc phủ chống thấm , chống axit ăn mòn , đóng tàu thuyền , sản xuất bồn bể chứa axit,... chi tiết liên hệ : Công Ty TNHH Composite Kiều Gia, Điện thoại: 097.550.6687

Vật liệu composite, còn gọi là Vật liệu compozit hay composite là vật liệu tổng hợp từ hai hay nhiều vật liệu khác nhau tạo lên vật liệu mới có tính năng hơn hẳn các vật liệu ban đầu.

thành phần cấu tạo nhựa composite
Hình 1: Cấu trúc tinh thể của vật liệu composite

Nhìn chung, mỗi vật liệu composite gồm một hay nhiều pha gián đoạn được phân bố trong một pha liên tục duy nhất. (Pha là một loại vật liệu thành phần nằm trong cấu trúc của vật liệu composite.) Pha liên tục gọi là vật liệu nền (matrix), thường làm nhiệm vụ liên kết các pha gián đoạn lại. Pha gián đoạn được gọi là cốt hay vật liệu tăng cường (reinforcement) được trộn vào pha nền làm tăng cơ tính, tính kết dính, chống mòn, chống xước...

Ưu điểm của nhựa composite.

 

  1. Nhựa composite kế thừa những ưu điểm của vật liệu nhựa thông thường và cả của kim loại như dẻo dai, dễ pha màu, dễ đóng khuôn tạo hình. Tuy nhiên, vật liệu composite còn tỏ ra ưu việt hơn rất nhiều khi mà chất lượng của composite không thua kém gì với sắt thép – kim loại.
  2. Nhựa composite bền màu và trơ với hầu hết các chất ăn mòn, ít bị oxi hóa nên vật liệu Composite được ứng dụng nhiều trong các ngành công nghiệp hóa chất để dùng làm thùng – bồn đựng hóa chất, thùng rác hay bọc bể chống ăn mòn…
  3. Với ưu điểm dễ gia công, tạo hình, tạo màu. Các sản phẩm nhựa Composite còn được dùng để làm các sản phẩm đồ gia dụng hay các vật liệu xây dựng như ống nước, mái che.
  4. Ngoài ra, cách điện, cách âm tốt và tổng hợp những ưu điểm của cả nhựa và kim loại nên nhựa Composite đang dần thay thế các loại vật liệu khác trong xây dựng và công nghiệp.
  5. Trộn hai vật liệu này với nhau theo một tỷ lệ nhất định, gia nhiệt rồi ép vào khuôn dưới áp suất cao là ta có được vật liệu composite với hình dạng theo ý muốn, không cần phải luyện, tôi, phay, tiện… như với các sản phẩm kim loại khác.
  6. Composite rất nhẹ, chỉ bằng 40% so với nhôm nếu cùng thể tích. Nhờ ưu điểm này, gần đây, vật liệu composite đã được sử dụng để thay thế kim loại trong các sản phẩm của ngành cơ khí, chế tạo máy, đóng xuồng... Người ta có thể phủ lên mặt composite một lớp nhũ có ánh kim để tạo cảm giác giống kim loại.

So sánh ứng dụng của nhựa composite giữa năm 1991 và năm 2000 vào trong sản phẩm.

Dựa vào các ưu điểm, đặc trưng  cơ lý hoá, con người phân vật liệu ra thành 4 nhóm chính: kim loại và các hợp kim, vật liệu vô cơ-ceramic, vật liệu polyme và gần đây nhất là vật liệu tổ hợp compsite.

Trong 4 nhóm trên, trước đây con người thường đánh giá cao vai trò của vật liệu nhóm kim loại và cho rằng chúng giữ vị trí quyết định đến sự phát triển xã hội và kỹ thuật. Tuy nhiên như đã phân tích trên, chúng ta  có thể thấy vật liệu kim loại (hay hợp kim), gốm và polyme, mặc dù mỗi loại vật liệu có những ưu điểm riêng, nhưng cũng có những yếu điểm. Trong khi công nghiệp hiện đại, nhất là công nghiệp quốc phòng yêu cầu những vật liệu mới, đáp ứng được các đòi hỏi khắt khe của kỹ thuật, như vật liệu chế tạo khí cụ bay  phải vừa nhẹ, lại vừa bền nhiệt, …là những tính chất lý tưởng mà không vật liệu tự nhiên nào có được. Từ đó con người đã nảy sinh ý tưởng, và sau đó đã trở thành hiện thực là chế tạo những vật liệu mới, tổ hợp được các ưu điểm của các loại vật liệu nói trên. Vật liệu mới composite, có thể có các chỉ tiêu cơ lý cao hơn kim loại và hợp kim, lại bền với cả môi trường hoá học và rất nhẹ. Ngày nay, composite ngày càng chiếm ưu thế, đã thay thế kim loại và hợp kim trong chế tạo máy, trong việc chế tạo các vật thể bay, và đã có mặt trong tất cả mọi ngành, mọi lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân.

Để thấy được quy mô phát triển của ngành vật liệu composite, hình 2 là biểu đồ sử dụng vật liệu composite trong máy bay tàu lượn: năm 1991 composite chiếm có 3% khối lượng, được dùng thay thế dần kim loại và hợp kim, và đến năm 2000 đã chiếm đến 65% khối lượng máy bay (hình 2).

 

 so sánh ứng dụng của nhựa composie giưa năm 1991 và năm 2000

 

Hình 2: Tỷ lệ composite trong máy bay tàu lượn

Thực tế cho thấy tất cả các vật liệu mới xuất hiện trong các năm gần đây, đều thuộc vào khái niệm vật liệu composite. Điều này lý giải vì sao trong nhiều tài liệu khoa học, thuật ngữ ” vật liệu mới” được dùng đồng nghĩa với vật liệu composite.

 

| Chia sẻ |
THẢO LUẬN  
Chưa có thảo luận nào
Ý KIẾN CỦA BẠN  
  Hãy đăng nhập để thảo luận

Tin cùng loại cũ hơn